Hãy tưởng tượng bạn đang làm trong Ban tuyển sinh của một trường Đại học hàng đầu.Chỉ tiêu chỉ còn một chỗ, nhưng trên bàn lại có tới hai đơn ứng tuyển: Một thí sinh A – học lực xuất sắc, đạt huy chương thể thao, và đồng thời dẫn dắt câu lạc bộ của trường tới vòng Chung kết cuộc thi tranh biện toàn quốc; và một thí sinh B – học lực khá, chưa có kinh nghiệm lãnh đạo nhưng đến từ trường nội trú hàng đầu. Bạn sẽ ưu tiên ai hơn? Hầu hết chúng ta sẽ lựa chọn thí sinh đầu tiên. Bởi vì “Năng lực thí sinh là điều tồn tại duy nhất, còn danh tiếng trường, có hay không có, không quan trọng.”
Khi được hỏi, kể cả những trường nội trú nổi tiếng nhất cũng phải thừa nhận danh tiếng trường không phải yếu tố duy nhất giúp thí sinh vượt qua vòng xét tuyển vào Đại học. Yếu tố quyết định chính là thí sinh học được gì tại đó.
Tuy nhiên có những điều các trường nội trú sẽ không bao giờ tiết lộ cho bạn biết. Nhằm khắc phục những khó khăn do đại dịch gây ra, các quốc gia có số lượng lớn trường nội trú, ví dụ như Hoa Kỳ, đang tìm đủ mọi cách chỉ để thu hút thêm đơn ứng tuyển.
Các trường nội trú này nhắm tới các học sinh có tiềm năng tại các trường quốc tế hàng đấu Việt Nam, ví dụ như SSIS (Saigon South International School) ở khu vực phía Nam và UNIS (United Nation International School) ở khu vực phía Bắc. Nếu các trường nội trú tuyển được những học sinh xuất sắc như thế, thì điều này rất tốt cho trường của họ. Nhưng điều này có thực sự tốt cho học sinh?
Kể cả khi các trường nội trú muốn bạn tin vào điều ngược lại, hãy luôn nhớ rằng, năng lực thí sinh mới là điều quan trọng nhất, không phải danh tiếng ngôi trường các em theo học. Để gạt bỏ những ảo vọng, bạn cần tham khảo 5 điều sau về các ngôi trường nội trú Hoa Kỳ.
1. Nghẽn nút cổ chai vào Đại học
Nhiều trường nội trú sẽ không tiết lộ cho bạn biết sự thật rằng các trường Đại học hàng đầu muốn đa dạng hóa đầu vào của họ. Điều này đồng nghĩa với việc các trường Đại học sẽ giới hạn số chỉ tiêu chấp nhận từ mỗi trường. Do đó, số lượng thí sinh cùng một trường trung chuyển (feeder school) đăng ký vào một trường Đại học càng nhiều – một điều thường thấy tại các trường nội trú – thì cuộc cạnh tranh giành lấy các vị trí vào trường Đại học mong muốn càng gắt gao. Quá trình tuyển lọc này cũng giống như nút cổ chai.
Nhưng ở nút cổ chai này, không phải ai cũng có cơ hội ngang nhau. Nhiều thí sinh bản địa được ưu ái lựa chọn trước tiên (do gia đình là cựu sinh viên tại trường Đại học đó). Do đó, con bạn sẽ nắm nhiều cơ hội hơn nếu đăng ký vào các trường cạnh tranh thấp hơn.
Ví dụ, không phải tất cả học sinh từ SSIS hay UNIS đều cần cạnh tranh vào cùng trường Đại học. Các em có thể lựa chọn từ hơn trăm trường Đại học hàng đầu thế giới. Những ngôi trường này luôn nhiệt liệt chào đón học sinh từ các trường Quốc tế tại Việt Nam để phục vụ mục đích đa dạng hóa đầu vào.
Do đó, đừng vội mặc định con bạn sẽ được nhận vào một trường Đại học do trường nội trú trẻ theo học là trường trung chuyển. Trái lại, đây còn có thể là điều bất lợi.
2. Kém hòa nhập văn hóa
Trong khi các bậc cha mẹ mong con mình được hòa nhập với các nền văn hóa mới, học sinh xa nhà lại có xu hướng kết giao với những người có điểm tương đồng về văn hóa. Điều này khiến việc lập nhóm bạn theo sắc tộc diễn ra thường xuyên. Hơn nữa, học sinh bản địa thường học bán trú, trong khi học sinh quốc tế có xu hướng nội trú. Sự phân chia rõ rệt giữa học sinh bán trú và nội trú lại càng làm gia tăng khoảng cách giữa học sinh bản địa và quốc tế.
Thêm vào đó là thực tế là ở Hoa Kỳ “56% những người có thị thực F-1 có ý định lấy bằng đến từ Trung Quốc”, và càng ngày càng cho thấy một trường nội trú nước ngoài chưa chắc đem đến cho con bạn trải nghiệm văn hóa ngoại.
Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất rơi vào tình trạng này. Học sinh từ Trung Quốc cũng chiếm tới hơn 30% tổng số học sinh Quốc tế đăng ký học tại Vương quốc Anh, Úc và Canada. Do đó, lời cam kết hòa nhập văn hóa không được đảm bảo. Điều này càng nghiêm trọng hơn khi các trường nội trú thường biệt lập, hiếm khi cho phép học sinh ra ngoài, khiến học sinh lại càng xa rời nền văn hóa bản địa.
Vì những lí do này, con bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm hòa nhập văn hóa đích thực tại các trại hè nước ngoài hơn là ở trường nội trú.
3. Mối lo về xã hội và cảm xúc
Cảm giác gắn bó – được xây dựng trên niềm tin và sự chở che qua người chăm sóc chính – là nền tảng phát triển tâm lý học hiện đại của trẻ. Khi gửi con xa nhà 38 tuần (trên tổng số 52 tuần) mỗi năm, bạn đang gây căng thẳng đáng kể lên nhu cầu gắn bó gia đìnhcủa trẻ. Điều này có thể dẫn đến bệnh lý được đặt tên Hội chứng trường Nội trú, có thể gây ảnh hưởng sau này cho trẻ.
Một bài nghiên cứu gần đây của Tạp chí Giáo dục Úc (Australian Journal of Education) đã kết luận rằng nhân viên trường nội trú không được huấn luyện để đóng vai trò như phụ huynh: “… nhân viên thực hiện vai trò nuôi dạy tại các trường nội trú không được tiếp cận với các khóa đào tạo kỹ năng đầy đủ để hỗ trợ quá trình phát triển của những học sinh xa nhà từ sớm.”
Trường nội trú không bao giờ có thể thay thế cho sự gắn bó lành mạnh của gia đình.
4. Bất lợi về Kinh tế
Nhiều bậc phụ huynh nộp đơn theo học các trường nội trú với mong muốn con mình đủ điều kiện nhận học phí bang tại trường Đại học mong muốn. Tuy nhiên đây là kỳ vọng sai lầm. Chỉ những học sinh sở hữu hộ chiếu Hoa Kỳ mới đủ điều kiện nhận học phí này. Việc học tại các trường nội trú không giúp con bạn nhận ưu đãi về kinh tế.
Hơn nữa, khi mà đồng đô la tiếp tục tăng giá, lạm phát tăng cao, chi phí mỗi năm đều tăng lên, hệ thống trường nội trú của Hoa Kỳ đang ngày càng trở thành một lựa chọn đắt đỏ.
5. Chất gây nghiện & chất kích thích
Các trường nội trú liên tục phủ nhậnrủi ro học sinh sử dụng ma túy và rượu tại đây cao hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Giáo dục & Học tập (Journal of Education and Learning) đã tiết lộ điều ngược lại. Bạn có thể tìm đọc bản hoàn chỉnh tại đây, tuy nhiên đây là hai phát hiện quan trọng đáng lưu ý:
“Khi nghiên cứu về việc sử dụng ma túy, kết quả giữa học sinh sống tại trường và học sinh sống tại nhà trái ngược rõ rệt. Học sinh học nội trú sử dụng ma túy thường xuyên hơn.” Điều này cho thấy học sinh nội trú ít bị hạn chế bởi các biện pháp kiểm soát xã hội, ví dụ như ba mẹ.”
Các trường nội trú đã nhận ra vấn đề này và có các biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ hiện vẫn như muối bỏ biển.
Là phụ huynh, nhiệm vụ của bạn chính là đưa ra quyết định sáng suốt nhất về nơi con bạn có thể tỏa sáng nhất. Trong khi các trường nội trú ra sức quảng bá về tên tuổi trường, những ngôi trường tuyệt vời nhất lại quảng bá học sinh của họ, bởi họ biết, năng lực học sinh mới là yếu tố quyết định, chứ không phải danh tiếng ngôi trường.
Tham khảo:
- Boarding and Day School Students: A Large-Scale Multilevel Investigation of Academic Outcomes Among Students and Classrooms – xuất bản bởi ‘Frontiers in Psychology’, 2021 (link).
- The Open Doors 2021 Report on International Educational Exchange – xuất bản bởi IIE và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 2021 (link).
- What Boards Need to Know About International Student Enrolment – xuất bản bởi ‘The National Association of Independent Schools,’ 2019 (link).
- Adolescent Drug Use in Connecticut Private High Schools: Zero Tolerance, Contextual Peer Influence, and Deterrence Effectiveness – xuất bản bởi ‘The Journal of Education and Learning’, 2020 (link).
- Boarding School Syndrome – xuất bản bởi ‘The British Journal of Psychotherapy’, 2012 (link).
- Home Away From Home? Boarding in Australian Schools – xuất bản bởi ‘The Australian Journal of Education’, 2013 (link).